CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cho rằng cần phải đẩy mạnh tháo gỡ các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính tín dụng và thể chế để tạo điều kiện cho DN BĐS vươn lên.

Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ông Nguyễn Mạnh Hà

 

Ông có đánh giá thế nào về tình hình của thị trường BĐS từ khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng?

 

- Theo thống kê, tình hình giao dịch trên thị trường tiếp tục giảm sút, trong đó sản phẩm căn hộ - nhà ở liền kề, văn phòng cho thuê và BĐS du lịch chịu ảnh hưởng nặng nhất. Thị trường có sôi động hay không phụ thuộc vào số lượng giao dịch, không có giao dịch có nghĩa là bị đình trệ. Trong khi đó, tỷ lệ hàng tồn kho bao gồm cả các dự án BĐS cao cấp, sản phẩm hạ tầng BĐS đã được xây dựng và tồn kho là các dự án chưa thể đưa vào khai thác vẫn cao. Có thể nói, thị trường BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn.

 

Trước những khó khăn của thị trường, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ. Ông nhìn nhận thế nào về kết quả thực hiện những chính sách này?

 

- Để giải quyết những khó khăn, Chính phủ đã đưa ra có gói hỗ trợ kịp thời, cùng với các chỉ thị để hỗ trợ DN. Tuy nhiên, những giải pháp đó mới chỉ tạo được niềm tin nhưng các DN thực tế vẫn chưa được thực sự tiếp cận được chính sách. Bởi những quyết định này vừa mới được ban hành, phải chuẩn bị các văn bản hướng dẫn để triển khai và cần phải có sự vận hành từng chính sách một. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện những giải pháp đã có.

 

Vậy để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn cho thị trường cần những giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?

 

- Theo tôi, cần tập trung vào hai vấn đề chính là chính sách về tài chính – tín dụng và giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế. Đối với chính sách tài chính, cần phải tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc, lãi. Theo Thông tư 01 của Ngân hành Nhà nước và Nghị định 41 của Chính phủ sẽ được giãn thời hạn trả nợ gốc, lãi không vượt quá 12 tháng nhưng chúng tôi kiến nghị kéo dài thêm thời gian chứ không phải không vượt quá thời hạn như vậy.

Chúng tôi đề xuất nguồn vốn 1.000 tỷ đồng phân bố cho Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ dùng một phần vào để thực hiện theo Chỉ thị 11, vì nếu 1.000 tỷ đồng này chỉ dành cho nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả.

Vấn đề về thể chế, ngoài những bổ sung, thay đổi đang được thực hiện, chúng tôi kiến nghị thêm là tạm dừng việc ký quỹ đầu tư năm 2020. Vì hiện nay đang cần phải khuyến khích cho DN có nguồn vốn để đầu tư, nếu phải ký quỹ lại càng khó khăn hơn trong lúc này
 
Xin cảm ơn ông!
Nguồn Kinh tế đô thị