Trần Đăng Khoa – đại gia bí ẩn với dự án tỷ đô bậc nhất Sài Gòn
Trần Đăng Khoa – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư địa đốc Đại Quang Minh. Ông Khoa sinh năm 1970, thường được gọi là Khoa "khàn" vì giọng nói của vị đại gia này có giọng khàn khàn. Ông Khoa cũng thường được gọi là “Khoa Keangnam” bởi tham gia khá sâu vào hoạt động mua bán, giao dịch tại một trong những dự án “hot” nhất thị trường Hà Nội thời điểm 2007-2009 trên vai trò trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina-chủ đầu tư khu Tổ hợp Keangnam Landmark Tower.
Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh, Khoa “Khàn” là chủ của Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh (Công ty Mai Linh). Năm 2006, Ông Khoa và 2 cổ đông cá nhân khác đã lập ra Công ty này. Thời điểm đó, Công ty Mai Linh theo đuổi dự án khu căn hộ cao cấp Golden Palace tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội với 3 tòa tháp cao 30 tầng.
Đến 2011, doanh nhân Trần Đăng Khoa cùng một vài đối tác lập ra Công ty Đại Quang Minh. Được biết Công ty Đại Quang Minh có vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng, trong đó, cá nhân ông Khoa nắm 17,5% vốn điều lệ; CTCP Đầu tư Mai Linh nắm 37,5% và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) nắm 45%. Lúc này, ông Khoa giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT, ông chủ Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương là Tổng giám đốc.
Ngay khi vừa thành lập, năm 2011 Đại Quang Minh là nhà đầu tư tiên phong vào Thủ Thiêm với một loạt những dự án lớn đang triển khai cả về hạ tầng lẫn khu dân cư thông qua hình thức BT. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty này được giao đầu tư thực hiện 5 dự án tại KĐT mới Thủ Thiêm.
5 Dự án này bao gồm: Khu chức năng số 5 và 6: Khu đô thị Sala rộng 128ha; Khu chức năng số 8, vùng châu thổ phía Nam rộng 150ha gồm 3 dự án nhỏ: Khu nghỉ dưỡng sinh thái, công viên giải trí và khu nghiên cứu; Dự án xây dựng 4 tuyến đường chính kết nối các khu chức năng; Cầu Thủ Thiêm 2; Quảng trường và công viên bờ sông
Với quy mô khổng lồ này, các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Đại Quang Minh làm chủ đầu tư đang được đánh giá là dự án tỷ đô trên khu đất "kim cương" ở thành phố mang tên Bác. Trong các lần ra mắt sản phẩm hay sự kiện của doanh nghiệp này, ông Trần Đăng Khoa thường đứng sau hậu trường mà không bao giờ có bất cứ một phát ngôn nào từ người đại diện của doanh nghiệp. Do đó, ông Khoa được dự luận đánh giá là một đại gia bí ẩn, kín tiếng.
Nguyễn Văn Đông - Đại gia kín tiếng bỏ 1.000 tỉ xây sân bay Phan Thiết
Được dư luận chú ý khi quyết định bỏ ra 1.000 tỉ đồng xây sân bay Phan Thiết, Nguyễn Văn Đông – ông chủ Tập đoàn Rạng Đông tại Bình Thuận là một đại gia khá khín tiếng.
Vào giữa năm 2013, Tập đoàn Rạng Đông (chuyên xây lắp hạ tầng) có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin được đầu tư hạng mục hàng không dân dụng tại dự án Sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng theo hình thức BOT. Lúc này, Nguyễn Văn Đông bắt đầu được dư luận chú ý.
Đại gia Nguyễn Văn Đông
Mặc cho mọi sự đồn đoán và nghi ngại, lễ khởi công xây dựng Sân bay Phan Thiết đã diễn ra trong niềm hy vọng của người dân Bình Thuận về một chặng đường mới.
Với suất đầu tư lớn của dự án, ông Đông phân tích, doanh nghiệp sẽ dùng một phần vốn vay, nhưng với nguyên tắc là tỉ lệ vốn vay thấp nhất. Rạng Đông sẽ huy động tổng nguồn lực để đạt tỉ lệ trên 50% là vốn tự có.
Đến nay riêng Rạng Đông đã thực hiện khoảng 80% công trình trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận.
Tô Dũng: Đại gia kín tiếng Hà thành
Tô Dũng là Giám đốc Công ty TNHH Xuân Cầu là một đại gia kín tiếng mà giới bất động sản Hà thành phải kiêng nể. Được biết, Công ty TNHH Xuân Cầu đang sở hữu khối bất động sản khổng lồ có giá trị hàng tỷ USD.
Vào năm 2015, Công ty TNHH Xuân Cầu kiện Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của dư luận thời điểm đó.
Tô Dũng, người sở hữu khối tài sản kếch xù
Khối bất động sản kếch xù của ông chủ Công ty Xuân Cầu bao gồm:
Dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas có tổng diện tích gần 50ha với quy mô dự án gồm 500 căn biệt thự và nhà vườn.
Khu biệt thự Sinh thái Yên Bình (Xanh Villas II) với diện tích 6,42ha, quy mô gồm 60 biệt thự cao cấp, mỗi biệt thự có diện tích 1.000m2.
Khu Du lịch Kim Bôi với tổng mức đầu tư hơn 88 tỷ đồng. Quy mô diện tích 30ha là một quần thể dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tắm khoáng.
Tổ hợp khách sạn - Trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng, dự án này bao gồm khu phức hợp khách sạn cao 15 tầng và khu nhà phố thương mại thông tầng đi bộ.
Khu biệt thự và du lịch sinh thái Hòa Sơn (Green Vesion) có tổng quỹ đất dự án 183,47ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng,
Khu đô thị sinh thái Văn Giang với tổng diện tích gần 200ha, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.
Trung tâm Thương mại Chợ Trương Định với diện tích 2.951m2 của Chợ Trương Định tại số 461 đường Trương Định, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Lê Thị Thúy Ngà - "người đàn bà thép" trong giới kinh doanh
Nữ đại gia Lê Thị Thúy Ngà là Chủ tịch tập đoàn Nam Cường, một doanh nhân kín tiếng được mệnh danh là "người đàn bà thép" trong giới kinh doanh.
Năm 2010, sau khi doanh nhân Trần Văn Cường qua đời, bà Lê Thị Thúy Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường với tất cả tài sản, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch cũ và cùng các con tiếp tục đưa Nam Cường phát triển.
Người "đàn bà Thép" Lê Thị Thúy Ngà
Bà Lê Thị Thúy Ngà ít xuất hiện trước báo giới vì vậy tên của bà cũng khá xa lạ với công chúng. Tuy nhiên, Tập đoàn Nam Cường lại là một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản.
Nam Cường là chủ đầu tư của các khu đô thị như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương.
Các dự án giao thông do Nam Cường triển khai đều có tổng mức đầu tư lớn như: đường trục phía Bắc Hà Đông hơn 3.000 tỷ đồng; đường trục kinh tế Bắc - Nam gần 7.700 tỷ đồng... Các dự án khu đô thị, nhà ở đều chiếm quỹ đất đáng kể như: Phúc Thọ 156,5 ha; Thạch Thất 2.448,5 ha; Quốc Oai 2.841 ha; Chương Mỹ 1.000 ha; Ứng Hòa 849 ha; Thanh Oai 7 ha; Mỹ Đức 953 ha và Phú Xuyên 681 ha...
Tập đoàn Nam Cường hiện đang sở hữu Khách sạn Nam Cường Hải Phòng (4 sao); Khách sạn Nam Cường Hải Dương (4 sao). Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đã và đang triển khai hàng loạt các dự án khách sạn quốc tế tầm cỡ từ 4 - 5 sao tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Hòa Vượng (Nam Định), Dương Nội (Hà Đông), Phùng Khoang (Hà Nội)…
Huỳnh Trung Nam – đại gia sở hữu bất động sản hàng chục tỷ đô tại Vũng Tàu
Huỳnh Trung Nam là đại gia khá kín tiếng trong ngành bất động sản từng giữ vai trò là chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Lạc Việt.
Công ty Lạc Việt được biết đến là một công ty đầu tư phát triển bất động sản có thương hiệu quốc tế là Imperial Group. The Imperial Plaza là một phần hạng mục nằm trong tổng thể dự án tổ hợp du lịch cao cấp The Imperial Complex bao gồm khu mua sắm, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và cao ốc căn hộ du lịch cao cấp do Công ty cổ phần Lạc Việt làm chủ đầu tư.
Dự án có diện tích khoảng 18.000 m2, số vốn đầu tư lên tới 5,8 triệu USD, tọa lạc tại một vị trí tuyệt đẹp, nằm sát biển trên đường Thùy Vân giữa trung tâm Bãi Sau nổi tiếng của Thành phố Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu này được đầu tư khá mạnh tay. Dự án The Imperial Hotel ra mắt năm 2007 tại Vũng Tàu, gồm 140 phòng khách sạn với tổng vốn đầu tư 11,5 triệu USD, đồng thời xây dựng dự án Novotel Imperial Resort Hoi An với công suất 200 phòng được giao cho Tập đoàn ACCOR là nhà quản lý thương hiệu nổi tiếng thế giới Sofitel quản lý và điều hành.
Ngoài ra, Huỳnh Trung Nam đã đầu tư xây dựng Toyota Vũng Tàu, dự án chính thức đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư lên đến gần 5 triệu USD trên tổng diện tích là 3,500 m2.
Theo TinTucVietNam
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020