Việt Nam từ lâu đã được xem là một ngôi sao đang lên của châu Á, là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ ba châu Á với tốc độ 6.7% trong năm 2015, chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc. Sự phát triển tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Điều này làm gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
Sự nổi lên của tầng lớp giàu có
Theo nghiên cứu mới nhất từ Savills Việt Nam, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng mạnh. Quy mô tầng lớp này đang tăng lên nhanh chóng, ước tính sẽ tăng lên gấp đôi từ 250.000 lên 530.000 hộ trong giai đoạn 2016-2020.
Điều này có ý nghĩa quan trọng, khoảng 280.000 hộ gia đình sẽ ra khỏi tầng lớp trung lưu để gia nhập tầng lớp khá giả trong vòng 5 năm tới giúp tạo thành một phân khúc tiêu dùng độc lập có sức mua đáng kể.
Tầng lớp trung lưu và khá giả (nghìn hộ)
Một đánh giá mới đây của tổ chức hợp tác và phát triển Quốc tế OECD, tầng lớp trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi phí tiêu dùng hàng ngày tơi vào khoảng 10 USD tới 100 USD/người. Hiện Việt Nam có khoảng 8 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu. Đến năm 2020, con số này sẽ vào khoảng 44 triệu người và lên tới 95 triệu người vào năm 2030.
Còn theo nghiên cứu AC Nielsen, các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu có tỉ lệ gia tăng tiêu dùng nhiều nhất so với các tầng lớp khác. Việc tăng nhanh tầng lớp trung lưu sẽ tạo ra sức mua, đột phá tiêu dùng rất lớn trong tương lai.
Ông Phạm Văn Đại, Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills HCM, cho biết mặt bằng lãi suất thấp cùng với sự ổn định của tỷ giá đang thúc đẩy các quyết định đầu tư lâu dài, đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu.
3 sản phẩm BĐS đầu tư được ưa chuộng nhất
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp giàu có thì nhu cầu đầu tư của họ cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những kênh đầu tư được ưa chuộng những năm trước đây như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ lại không phải là kênh đầu tư hấp dẫn trong một hai năm qua.
Với sự phục hồi trở lại sau khi xuống “đáy” của BĐS, giới đầu tư đã rót mạnh tiền vào thị trường địa ốc. Theo thống kê của liên minh sàn BĐS G5, thì lượng nhóm khách hàng là nhà đầu tư giao dịch tại hệ thống của họ chiếm khoảng 25-35%.
Những sản phẩm BĐS đầu tư được ưa chuộng nhất là căn hộ cao cấp, condotel và biệt thự biển.
Căn hộ cao cấp: Các dự án căn hộ cao cấp trong một hai năm trở lại đây luôn tràn ngập thị trường. Thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, cho thấy ít nhất tại Hà Nội đã có khoảng trên 10 nghìn căn hộ được bán ra, con số này tại Tp.HCM trên 24 nghìn căn.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính có khoảng 15.300 giao dịch thành công tại HN và Tp.HCM. Còn theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, thì lượng căn hộ cao cấp được tiêu thụ hiện nay trên thị trường chiếm khoảng 39% toàn thị trường.
Có thể thấy ngoài việc nhu cầu mua để ở, căn hộ cao cấp còn được xem là kênh đầu tư an toàn của giới đầu tư. Bởi tỷ suất lợi nhuận đem lại theo tính toán của giới kinh doanh khi cho thuê đạt từ 4% -5% ở HN và khoảng 6-7% tại Tp.HCM, cùng với đó là giá căn hộ cao cấp cũng đã tăng lên trong 2 năm vừa qua.
Condotel và biệt thự biển: Có thể nói đây là dòng sản phẩm thu hút dòng tiền đầu tư mạnh nhất trong năm vừa rồi. Những nơi có thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng như Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang chủ đầu tư đều ồ ạt tung ra sản phẩm này.
Với condotel, thông thường sản phẩm đầu tư này được thiết kế rất phù hợp túi tiền của dân đầu tư, chỉ khoảng 1 đến 2 tỷ đồng cho mỗi căn từ 40 đến 60m2. Với chính sách cho vay thì nhà đầu tư chỉ cần có vốn vài trăm triệu đồng là có thể đầu tư condotel.
Chủ đầu tư các dự án condotel thường đưa ra chính sách cam kết lợi nhuận từ 8% đến 12%/năm trong nhiều năm thường từ 5 đến 10 năm. Do vậy, mức lợi tức này được đảm bảo cao hơn tiền gửi ngân hàng. Vì thế, condotel thường rất hút nguồn tiền nhàn rỗi.
Còn với biệt thự biển, giá trị BĐS này rất lớn lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi căn. Do vậy, sản phẩm đầu tư này thường chỉ dành cho những hộ gia đình giàu có. Nguồn cung chủ yếu ở những resort ven biển.
Tuy nhiên, theo phân tích của ông Trương Lê Quân, Quản lý bộ phận tư vấn Đầu tư – Savills Hà Nội, thì khi đầu tư vào sản phẩm BĐS nhà đầu tư cần hiểu rõ uy tín của chủ đầu tư dự án, tính pháp lý của dự án cũng như thỏa thuận giữa hai bên để có thể hoàn toàn “nghỉ dưỡng” hiệu quả với sản phẩm condotel này.
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020