CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Theo đề công bố của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế.

 

Chiều 5.1, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - vai trò và khuyến nghị chính sách“. Ảnh: Phan Anh
 

Quy mô ngành bất động sản ngày càng tăng

Theo nhóm nghiên cứu đề tài khoa học này, quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản toàn nền kinh tế.

Cụ thể, năm 2020, tỷ trọng bất động sản so với tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 20,8% (205,26 tỉ USD/986,82 tỉ USD); năm 2025 sẽ là 21,2% (462,7 tỉ USD/2183,09 tỉ USD) và đến năm 2030 là 22% (1232,29 tỉ USD/5601,31 tỉ USD).

Về giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản giai đoạn 2020, 2025 và 2030, đề tài dự báo năm 2020, giá trị tăng thêm của các ngành bất động sản ước đạt 484,9 nghìn tỉ đồng (20,89 tỉ USD), chiếm 7,70 % GDP.

Đến năm 2025 giá trị ngành này ước đạt 1.249,8 nghìn tỉ đồng (53,84 tỉ USD), chiếm 9,72% GDP; năm 2030 ước đạt 3.428,7 nghìn tỉ đồng (147,71 tỉ USD), chiếm 13,6% GDP.

Nhóm nghiên cứu tính toán, theo nghĩa mở rộng và ISIC, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%.

Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019).

Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP.

Tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế

 

 
Tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 14,88%. Ảnh minh họa: Phan Anh
 
Đóng góp thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú – ăn uống và tài chính – ngân hàng... đề tài đã chỉ ra rằng:
 
Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng (final demand) của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỉ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỉ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỉ đồng; ngành kinh doanh bất động sản theo ISIC tăng 1 tỉ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỉ đồng và 0,12 tỉ đồng đến giá trị tăng thêm.
 
Đặc biệt, năng suất lao động của ngành bất động sản theo ISIC cao hơn năng suất lao động chung của nền kinh tế khoảng 10 lần (theo khảo sát của GSO).
 
Đáng lưu ý, theo nghiên cứu này chỉ ra trong trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% sẽ kéo theo GDP giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, tiếp theo đó là các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); Du lịch (giảm 0,352%); Dịch vụ khác (giảm 0,348%)…
 
Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thu hút, gia tăng lao động.
 
Theo Báo Lao Động