Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, những nguyên tắc lựa chọn địa điểm để đầu tư dự án của NĐT trong nước cũng như “khẩu vị” của NĐT, tổ chức nước ngoài đã có sự thay đổi.
Theo ông Khương, các NĐT chấp nhận xuống tiền mua những bất động sản có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng có khả năng gia tăng giá trị trong tương lai gần. Có 2 nhóm bất động sản được NĐT lựa chọn là bất động sản tạo ra dòng tiền và nhóm phát triển mới.
Trước đây, NĐT tổ chức nước ngoài thường tìm kiếm những dự án có tỷ suất lợi nhuận từ 8 - 10% đối với bất động sản tạo ra dòng tiền và trên 20% đối với bất động sản mới "rót" tiền.
Cụ thể, ở giai đoạn 2011 - 2012, các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam là chủ yếu là "săn xác chết", tìm cơ hội thâu tóm, mua lại. "Khẩu vị" của họ ở giai đoạn này khi quyết định mua lại một dự án nào đó thường kỳ vọng tỷ suất sinh lời dao động từ 8 - 10%.
Còn với năm 2020 những dự án có tỷ suất sinh lời khoảng 5 - 7% cũng đang được tìm kiếm mua rất nhiều, từ 3 - 5 năm sau họ chuyển nhượng lại sẽ thu lãi.
Nguyên nhân là do nhóm bất động sản tạo ra dòng tiền như các tòa nhà đang hoạt động, khách sạn, khu trung tâm thương mại, bán lẻ… bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, xét cả về doanh thu và chi phí.
"Hiện thị trường diễn biến khác khiến tâm lý cũng như kỳ vọng của NĐT đã khác so với giai đoạn 2011 - 2012. Khi thị trường gặp nhiều khó khăn về hoạt động dẫn đến doanh thu giảm, có những tài sản âm dòng tiền hoặc lãi 1 - 2% nhưng NĐT vẫn tìm kiếm cơ hội để mua", ông Khương cho biết.
Đối với nhóm phát triển mới như khu dân cư, khu đô thị nếu như trước đây nhà đầu tư thường tính toán tỷ suất sinh lời nội bộ dao động 20 - 25% thì bây giờ chỉ kỳ vọng 10 - 15%. Với thực trạng thị trường không có nguồn cung mới, chi phí vốn với các NĐT nước ngoài khi vay ở nước họ chỉ 3 - 5%, còn ở Việt Nam thì dao động từ 9 - 11%, nên với một dự án tỷ suất sinh lời 10 - 15% đã mang lại nhiều cơ hội cho NĐT nước ngoài.
Ông Khương cho rằng các NĐT nước ngoài hạ mức kỳ vọng lợi nhuận và sẵn sàng mua lại các dự án phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bất động sản giữ giá, thậm chí có xu hướng tăng.
Cũng chia sẻ tại buổi trực tuyến mới đây, trước câu hỏi, đâu là phân khúc bất động sản mà các NĐT nước ngoài có thể đầu tư ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, trước hết, phân khúc nào tùy thuộc chủ yếu vào khẩu vị rủi ro và mức độ trường vốn của NĐT.
Với nhà đầu tư nước ngoài cần phân biệt NĐT cá nhân với đầu tư tổ chức, rất khác nhau. Bởi cá nhân người nước ngoài hiện nay được mua nhà ở tại Việt Nam nhưng vẫn còn vướng mắc về pháp lý, nên còn rủi ro. Còn đối với NĐT tổ chức, rõ ràng, các phân khúc như bất động sản công nghiệp, căn hộ, nghỉ dưỡng có nhiều tiềm năng
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020