Lý do giá nhà chỉ tăng, không giảm
Thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản, cũng như ý kiến các chuyên gia gần đây cùng chung nhận định giá nhà vẫn không những không giảm mà còn tăng bất chấp dịch bệnh.
Vì sao lại như vậy?
Theo bà An, dịch bệnh xảy ra chưa đến 1 năm thì sẽ rất khó để các chủ đầu tư điều chỉnh giá. Hơn nữa, bất động sản là sản phẩm đặc thù, thị trường cần có thời gian và chủ đầu tư cũng cần có thời gian để lên lại kế hoạch, lên lại ngân sách, chuẩn bị lại chi phí đầu tư thì mới có thể đưa ra mặt bằng giá mới.
Vì thế, những sản phẩm đã chào bán trong năm 2020 với phân khúc chủ yếu là bình dân và trung cấp được lựa chọn ra hàng trong thời điểm dịch bệnh chính là phản ánh cái nhìn, kế hoạch của các chủ đầu tư tung ra sản phẩm nào phù hợp với thị trường nhất trong thời điểm hiện tại.
Theo nhận định của bà An, giá bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ ít có sự thay đổi lớn, kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cung mới.
“Theo quan sát của chúng tôi trên tất cả các phân khúc có thể khẳng định không nhìn thấy bong bóng. Duy nhất phân khúc nhà ở gắn liền với đất là phân khúc đang được sự quan tâm không chỉ ở các quận Hà Nội mà cả ở những khu vực ven đô.
Khu vực ven đô có làn sóng đầu tư nhất định do nhà đầu tư có sự kỳ vọng về thay đổi hạ tầng, thay đổi liên quan đến dự án mới được quy hoạch, những dự án do các nhà đầu tư tên tuổi lớn đang chuẩn bị đầu tư xây dựng phát triển. Những khu vực như vậy có thể xảy ra tình trạng đầu cơ, đầu tư ngắn hạn sẽ khiến giá tăng trưởng đột biến”, bà An cho hay.
Ngoài ra, bà An cũng cho biết, một số khu vực phía Tây Hà Nội trong khoảng 6 tháng vừa qua đã có hạ tầng hoàn thiện, những tuyến đường đã được thông xe đã mở ra cơ hội cho phân khúc nhà ở gắn liền với đất có tăng trưởng nóng từ 20-30%.
Giá nhà không phản ánh đúng giá trị thực bất động sản
Trong báo cáo vừa được gửi tới Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết nguồn cung bất động sản, đặc biệt là nhà ở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dù đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo đó, thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Điều đáng chú ý, Bộ Xây dựng cho rằng: Giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Cách đánh giá chung hiện nay giá nhà ở là hợp lý nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Nhất là giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để “đẩy” giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Một trong số bất cập mà Bộ này đưa ra, đó là hệ thống thông tin về thị trường bất động sản hiện nay chưa hoàn toàn đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương về lĩnh vực bất động sản.
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020