CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Trước ảnh hướng của dịch Covid-19, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất cũng như giao dịch trên thị trường bất động sản (BĐS). Nhưng các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS vẫn đầy hấp dẫn với nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư đến từ nước ngoài.
Kênh đầu tư sinh lời ổn định
Số liệu báo cáo từ Hội Môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng về trung - dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn và có dư địa lớn nhất. Nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, vẫn tăng đều, bình quân từ 5 - 7%/năm.
Trong khi đó, giá mặt bằng các sản phẩm BĐS ở Việt Nam vẫn đang ở mức thấp, nên nhà đầu tư vẫn có khả năng sinh lời khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lợi nhuận.
 
BĐS vẫn là kênh đầu tư dài hạn được ưa thích.
 
Tổng Giám đốc Đông Dương Land  cho rằng, hiện nay, trước sự bất ổn của các kênh đầu tư, như vàng, chứng khoán... là nguyên nhân dẫn đến việc nhà đầu tư vẫn có tâm lý “đổ tiền” vào kênh BĐS.
 
“Từ đầu năm đến nay đã chứng kiến sự hỗn loạn của thị trường vàng, giá tăng kỷ lục; thị trường chứng khoán không chốt được lời, trong khi đó đầu tư chứng khoán nhà đầu tư cần phải có sự am hiểu, tính toán. Vì vậy, BĐS được xem là kênh đầu tư an toàn hơn nhiều, cho dù thời điểm này chưa có lãi, nhưng nhà đầu tư sẽ được sở hữu tài sản có giá trị lâu dài” - bà Lò Thị Dung nhìn nhận.
 
Giám đốc Cấp cao thị trường vốn Công ty JLL Việt Nam Nguyễn Thị Vân Khanh cho biết, dưới tác động của dịch Covid-19 khiến cho các giao dịch của thị trường bị kéo dài, trong khi đó dòng tiền trên thị trường của nhà đầu tư hiện nay tương đối lớn.
 

“Nhà đầu tư vẫn đang rất quan tâm đến thị trường BĐS, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài thì thị trường châu Á trong đó có Việt Nam rất được quan tâm, nên mặc dù đang gặp khó khăn nhưng các chủ đầu tư không có dấu hiệu giảm giá bán. Về phía nhà đầu tư thì vẫn đang tìm kiếm một sản phẩm có giá bán hợp lý để mua” - bà Nguyễn Thị Vân Khanh nhận định.

Điểm nhấn về BĐS công nghiệp

Theo chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển, trong bối cảnh hiện nay, cơ hội mở ra nhiều hơn đối với nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư trung hạn sẽ chọn giải pháp mua sản phẩm lúc thị trường đang đi xuống để đầu tư, còn đối với nhà đầu tư lướt sóng thì họ chỉ “xuống tiền” ở thời điểm thị trường đang lên.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang vướng vào khó khăn đó là vấn đề liên quan đến quỹ đất và dự án mới, đối với những dự án đã được cấp phép cách đây nhiều năm có thể chọn giải pháp đưa ra giá bán phù hợp; ngược lại với những dự án mới với việc giá đất cao khi hoàn thiện giá bán sản phẩm cũng phải cao sẽ gặp khó khăn.

“Trong giai đoạn này những doanh nghiệp có năng lực thật sự tạo ra sản phẩm để người mua có thể chấp nhận với mức giá họ đưa ra mới duy trì được sự phát triển và để dự án mới dễ dàng đưa ra thị trường, chủ đầu tư buộc phải lựa chọn những dự án ở những khu vực vùng ven đô thị" - TS Đinh Thế Hiển nhìn nhận.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính Trần Huy Thành cho biết, quy luật thị trường là dòng tiền vẫn phải chảy, nếu kênh BĐS nghỉ dưỡng đang ngưng hoặc “ngủ đông” vẫn còn đó những phân khúc khác như: Đất nền, nhà ở, BĐS thương mại công nghiệp và mảng cho thuê sẽ thu hút dòng tiền nếu nhìn ở trung, dài hạn.

“Từ đầu năm đến nay, mặc dù các phân khúc đều chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng giao dịch và nguồn cung giảm sút, riêng phân khúc BĐS khu công nghiệp vẫn tăng trưởng ở mức cao (tăng 9% so với cùng kỳ 2019 - PV); về trung hạn, BĐS khu công nghiệp sẽ vẫn là điểm sáng của thị trường” - ông Trần Huy Thành nhận định.

Các chuyên gia đều cho rằng, với sự căng thẳng thương mại của các cường quốc, sẽ tiếp tục làm cho làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn, đây được xem là cơ hội lớn cho BĐS khu công nghiệp tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.
 
 
Theo Kinh tế đô thị