CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Rõ ràng thị trường địa ốc đang rất khó khăn trong quý 1 vừa qua, hiện đã có một số tín hiệu lạc quan hơn. Thế nhưng, sắp tới sẽ là thời kỳ hậu Covid-19 với những diễn biến khó lường.

Bất động sản là kênh đầu tư chiếm ưu thế

 

Những tháng đầu năm 2020, thị trường BĐS chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến giao dịch ảm đạm ở mọi loại hình. Cung, cầu và giao dịch trong quý 1 đều sụt giảm so với trước đây.

 

Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, cùng với đó là những gói tín dụng của Chính phủ đi vào nền kinh tế, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực BĐS đang được thực hiện quyết liệt,…đã có những tín hiệu khả quan hơn đối với thị trường.

 

Câu hỏi được nhiều người quan tâm và đặt ra lúc này đó là bao giờ thị trường hồi phục?

 

 

Bắt đầu xuất hiện những tín hiệu lạc quan

Dù còn quá sớm để nhận diện sự phục hồi rõ ràng của thị trường BĐS sau những tác động mạnh của dịch bệnh, bởi hiện nay tình hình dịch Covid-19 vẫn còn rất phức tạp, nhất là trên thế giới, nhưng thị trường BĐS gần đây đã có những tín hiệu khả quan hơn.

 

Mối quan tâm của người dân, tìm mua bất động sản đang dần trở lại. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp bất động sản, trong 3 tháng đầu của năm 2020 có sự suy giảm nhu cầu tìm kiếm BĐS nhưng hiện nay nhu cầu này đang dần phục hồi khá nhanh và quay trở lại. Điều đó cho thấy sự quan tâm của người tìm kiếm BĐS vẫn rất cao kể cả trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành thì rất khó để thị trường BĐS trở lại bình thường trong một vài tháng tới, có chăng tình hình giao dịch sẽ dần dần trở lại vào nửa cuối năm 2020 khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

 

6 tháng cuối năm là thời điểm quan trọng để BĐS “trỗi dậy”

Theo nhận định từ các chuyên gia từ CBRE, bất động sản nhà ở có thể xảy ra 2 kịch bản trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường. Kịch bản thứ nhất, nếu đại dịch được kiểm soát vào tháng 6, giá nhà toàn thành phố có thể tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao như hiện nay, thậm chí tăng 5% so với năm 2019. Mức tiêu thụ có thể đạt khoảng 29.000 sản phẩm tăng 5% so với năm trước. Đây được xem là kịch bản tích cực nhất.

 

Còn kịch bản xấu hơn là đại dịch kéo dài tới tháng 9 thì đây là điều tồi tệ với BĐS bởi nguồn cung mới sẽ giảm mạnh chỉ bằng khoảng 40% năm 2019, mức giá bán nhà có thể giảm tới 6% so với năm 2019, và ước tính sức mua không vượt ngưỡng 14.000 căn.

Đồng thời, với kịch bản này, nguồn cung mới được tung ra thị trường có xu hướng giảm nhưng không ở mức báo động, có thể đạt khoảng 28.000 căn một năm, tăng 5% so với năm ngoái. Tuy nhiên, do mất hết nửa năm chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, hoạt động marketing bán hàng bị hạn chế do giãn cách xã hội, số căn hộ được tiêu thụ chỉ đạt khoảng 29.000 sản phẩm (bao gồm cả nguồn cung mới và hàng tồn kho), thanh khoản giảm 5% so với năm trước. Đây được xem là kịch bản tích cực trong thận trọng.

 

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng đất nền và căn hộ bình dân là 2 loại hình BĐS sẽ có giao dịch tốt trên thị trường sau khi dịch bệnh kết thúc, thậm chí còn tăng giá. Tuy nhiên, không phải địa phương nào đất nền cũng sẽ sôi động, chỉ những nơi hạ tầng phát triển và chưa bị thổi giá.

Cũng theo ông Đính, với BĐS nghỉ dưỡng sẽ vẫn là phân khúc tiềm năng với các nhà đầu tư và khả năng quý 3 và quý 4 sẽ có hoạt động bình thường trở lại, do du lịch sẽ ngày càng phát triển, và được dự báo sẽ là ngành hồi phục đầu tiên và nhanh nhất sau dịch bệnh.

 

Về nguồn cung mới: Ông Đính dự báo quý 2 có thể sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ở tình trạng khan hiếm, rất ít dự án chào bán nhưng đến quý 3 và quý 4 khi các dự án được tháo gỡ thì sẽ bung mạnh hàng ra thị trường, nguồn cung sẽ dồi dào hơn.

Đối với bất động sản bán lẻ, một khảo sát của Savills cho thấy 61% khách thuê khá tích cực về khả năng phục hồi nếu đại dịch kết thúc trong Q2. Nếu dịch tiếp diễn, 86% khẳng định thời gian phục hồi ít nhất sẽ là sáu tháng. Các nghành hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí, trung tâm giáo dục và thể thao được dự đoán sẽ phục hồi đầu tiên do người tiêu dùng nhanh chóng trở lại nếp sống bình thường sau thời gian thực hiện cách ly xã hội. Các ngành hàng như thời trang & mỹ phẩm hoặc đồ nội thất, gia dụng & điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

 

Ở góc nhìn khác, chuyên gia, lúc này người mua đừng hi vọng BĐS giảm giá quá sâu và cũng không nên kì vọng là thị trường BĐS sẽ trở lại nhanh. Với tình hình như hiện nay thì điều cần thiết là có kế hoạch chuẩn bị để thị trường có thể phục hồi trở lại. Thị trường BĐS sau dịch theo ông Quang là khó có hiện tượng giảm giá sâu nhưng người mua được hưởng lợi ở chỗ là nhận được nhiều ưu đãi từ phía chủ đầu tư.

Theo Tổ quốc