Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), hiện nay, Chính phủ đã cho phép nới dần các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng vẫn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 theo Chỉ thị 19/CT-TTg, thì ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện với tâm thế mới, tầm nhìn mới, để tái khởi động mạnh mẽ thị trường BĐS, tái khởi động các dự án, thực hiện các đợt khuyến mãi lớn, để tạo cú huých cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Quả thực, trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp địa ốc đã liên tục kích cầu bằng việc tăng khuyến mãi, ưu đãi mạnh tay hơn so với thời điểm trước đó. Đa số doanh nghiệp cho biết, sau dịch các chương trình ưu đãi vẫn tiếp tục được áp dụng, thậm chí sẽ có những chương trình mới để kích cầu tiêu dùng vì sau thời điểm này sẽ có nhiều dự án ra thị trường cùng một lúc. Thay vì giảm giá trực tiếp vào sản phẩm bán thì các chủ đầu tư sẽ ưu tiên việc tăng ưu đãi bằng các đợt khuyến mãi lớn hơn rõ nét so với từ trước đến nay.
Đối với các dự án mới phải “nén hàng” từ thời điểm trước Tết do dịch Covid-19 thì sau khi dịch được kiểm soát, việc bung hàng là chắc chắn. Doanh nghiệp xem xét chính sách tặng voucher, tăng tỷ lệ chiết khấu, hỗ trợ lãi vay mua nhà và các khuyến mãi khác điều nên làm ở thời điểm này.
Đại diện một doanh nghiệp chuẩn bị bung sản phẩm mới vào cuối tháng 5 cho biết, bên cạnh việc chiết khấu “mạnh tay” hơn các dự án trước đó, thì dự án lần này sẽ dành những suất ưu đãi về giá, ngang với suất nội bộ để kích thích người mua nhà. Nhất là đối với thời điểm sau dịch, tâm lý cũng như thu nhập của người mua có thể hạn chế, nên để hút được khách mua phải tìm cách đi khác biệt, chấp nhận giảm lợi nhuận kì vọng ban đầu.
Trong các đề xuất giải pháp với thị trường BĐS, bà Nguyễn Thị Thanh Hương đã nhấn mạnh đến yếu tố phải có một phương án hành động ngay từ bây giờ để cơ hội tăng tốc trong 6 tháng cuối năm cho thị trường BĐS. Bà Hương cho rằng, quý 1/2020 đã đi qua do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh các chỉ tiêu doanh thu giảm từ 50% trở lên ở hầu hết các ngành nghề kinh tế. Cả thế giới đang nỗ lực dập dịch và tiếp theo đó là công cuộc chống suy thoái kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, một kịch bản hồi phục kinh tế sau đại dịch cần phải tính ngay từ bây giờ để thị trường BĐS có cơ hội tăng tốc trong 6 tháng cuối năm.
Theo bà Hương, sau thời điểm dịch, thị trường cần tập hợp các dự án của các CĐT sẵn sàng chào bán. Tình hình thực tế là nguồn cung đang khan hiếm nên cần tiếp tục tác động từ Hiệp hội BĐS và Cơ quan ban ngành thúc đẩy mạnh tiến độ pháp lý của các dự án bị chậm thủ tục để tăng nguồn cung. Bên cạnh đó, các CĐT cần xây dựng các chính sách bán hàng đặc biệt dành cho khách hàng và chi phí bán hàng dành cho hệ thống phân phối.
Song song đó, tổ chức Road show dự án dành cho 3 đối tượn: M&A dự án hoặc 1 phần dự án dành cho NĐT trong và ngoài nước; Ngày hội môi giới (dành riêng cho các hệ thống môi giới, đưa ra các chương trình liên kết bán hàng hấp dẫn); Ngày hội mua nhà dành cho khách hàng (đưa ra các gói ưu đãi cực tốt cho người mua nhà, mua đất với chính sách giá cả hợp lý).
Cũng theo bà Hương, không chỉ BĐS, các ngành nghề khác đều có thể vào cuộc trong chiến dịch lớn này. Các doanh nghiệp phải phát huy năng lực tự thân và chủ động trong mọi hoàn cảnh. Tâm lý chờ giải cứu, trông đợi và coi dịch bệnh là cái cớ để đổ lỗi sẽ không giải quyết được tình hình.
Trong các giải pháp đưa ra cho thị trường BĐS sau dịch Covid-19, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS cần xem xét chính sách giảm giá bán nhà, tặng voucher, tăng tỷ lệ chiết khấu, hỗ trợ lãi vay mua nhà (trong thời gian chờ giao nhà) và các khuyến mãi khác; Cần chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển bất động sản xanh và thông minh hướng vào sản phẩm nhà ở có giá trung bình, nhà ở có giá vừa túi tiền (affordable housing), nhà ở giá thấp (low-cost housing), nhà ở xã hội…
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam từng phát biểu trước đó, đối với thị trường BĐS, lực cầu khó có thể mất đi trong một chốc một lát được. Ví như, nhu cầu nhà ở chắc chắn còn tăng vì thực tế nó vẫn chưa được giải quyết tốt trong thời gian qua.
Nếu hết quý 3/2020 dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nhiều khả năng đến quý 4 thị trường BĐS nói chung sẽ chứng kiến đợt sôi động trở lại. Giờ việc cần làm là kiểm soát dịch bệnh thật tốt, tạo niềm tin cho thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, ách tắc, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, đầu tư.
Theo Trí thức trẻ
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020