Theo các nhà nghiên cứu của Cushman & Wakefield Việt Nam. Theo đơn vị này tác động của COVID-19 đặc biệt có thể nhìn thấy qua lĩnh vực dịch vụ, ngành nghề đang chiếm 42% GDP Việt Nam. Chỉ thị của Chính phủ đã tạm dừng mọi hoạt động du lịch và nhập cảnh vào Việt Nam.
Công suất của ngành khách sạn đã giảm từ hơn 70% ở đầu năm xuống mức thấp kỷ lục là 9,5%. Ngành sản xuất (hiện đang chiếm 16% GDP) phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng đã giảm đi một cách đáng kể.
Biến lĩnh vực bất động sản thành động lực tăng trưởng
Bất chấp thời điểm thử thách này, Việt Nam đang có cơ hội tốt để biến lĩnh vực bất động sản thành động lực tăng trưởng. Các Bộ, ngành sẽ cần giải quyết các vấn đề cơ cấu chính cho thị trường bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để cải thiện khung pháp lý và rót một lượng tiền mặt cần thiết vào các khu vực ngân hàng và cho vay tư nhân trên các thị trường vốn.
Bằng cách giải quyết các vấn đề cố hữu đang kiềm chế sự phát triển của nguồn cung bất động sản, nhà nước có thể hỗ trợ hợp lý hóa một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng và yếu tố hàng đầu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo đó, ưu tiên hàng đầu trong thời điểm này là cần chấm dứt bất ổn xung quanh việc xem xét giá chuyển nhượng đất hiện nay. Ngoài ra, việc xem xét các mức giá dự án đã được trả bởi các nhà phát triển bất động sản cần được đẩy nhanh và đưa ra khung pháp lý rõ ràng để giải quyết. Quá trình xem xét phải trải qua nhiều cấp, nhiều bộ phận đã gây cản trở cho sự phát triển, ảnh hưởng đến thị trường thương mại và tạo ra những hạn chế về nguồn cung trên một thị trường đang lớn mạnh với nguồn cầu cao.
Các chuyên gia nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nút thắt quan trọng khác là thiếu cơ sở hạ tầng làm cản trở thị trường bất động sản. Trong trường hợp các tỉnh, thành phía Nam, việc hoàn thành các đường vành đai bên trong và bên ngoài, kết nối các cảng và khu công nghiệp bằng các đoàn tàu chở hàng, và phát triển các nút giao thông nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả và thành công vốn đầu tư.
4 xu hướng tương lai của bất động sản Việt Nam
Theo ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch HĐQT CEO Group. Thị trường BĐS Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ ngay sau khi hết dịch. 4 xu hướng chính theo ông sẽ phát triển mạnh mẽ gồm:
Thứ nhất, Covid-19 tác động đến phương thức làm việc mới theo công nghệ số, online. Bất động sản Việt Nam cũng sẽ thích ứng theo xu thế này (bán hàng online, các dịch vụ online…)
Thứ hai, các sản phẩm bất động sản xanh, gần gũi với môi trường, có tính riêng tư như nhà ở riêng lẻ (biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng, trang trại) sẽ có cơ hội lớn do khách hàng chú trọng đến an toàn vừa ở, vừa đầu tư sinh lợi, vừa có không gian giãn cách xã hội khi cần.
Thứ ba, mặc dù Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng Covid-19 sẽ "sửa chữa" các đứt gãy này và hướng làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu bất động sản nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Thứ tư, do là điểm đến an toàn nên nhóm bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi và sẽ hồi phục nhanh chóng. Trước hết, dựa trên cầu nội địa và sau đó từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cùng quan điểm với ông Bình, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng nhìn chung các phân khúc tại thị trường BĐS rất tiềm năng, với lực lượng dân số đứng thứ 15 thế giới, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam sẽ chỉ có tăng. "Cầu BĐS ở quốc gia đang phát triển, dân số già hóa nhanh và tốc độ đô thị hóa cao như Việt Nam vẫn rất lớn và dự báo sẽ tiếp tục duy trì ít nhất 15-25 năm nữa", TS. Vũ Đình Ánh dự đoán.
Một "liều vắc xin" quan trọng khác giúp thị trường BĐS có thể duy trì "thể trạng" ổn định trong khi nhiều lĩnh vực tê liệt vì đại dịch, đó là tính an toàn, bền vững và khả năng sinh lời tốt của BĐS với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong mùa dịch.
"Nguồn cung BĐS ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Dù được xem như ‘của để dành’ hay công cụ đầu tư, BĐS đều hứa hẹn lợi nhuận cao, nhất là gần như chắc chắn giá BĐS sẽ tiếp tục tăng sau khi dịch bệnh đi qua và kinh tế phục hồi", TS. Vũ Đình Ánh khẳng định.
Cũng theo ông Ánh, giai đoạn khó khăn hiện nay cũng là thời điểm để các nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm, tầm nhìn, có năng lực "lao" vào kiếm cơ hội từ việc "bắt đáy" thị trường và tận hưởng các ưu đãi kích cầu của chủ đầu tư.
Theo nguồn Sở hữu trí tuệ
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020