Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND TP. Đà Nẵng đã phối hợp Liên danh Công ty Sakae Corporate Advisory và Công ty tư vấn Surbana Jurong tiến hành lập Đồ án từ tháng 3/2019 đến nay.
Qua nhiều giai đoạn và các hội thảo thảo luận, đánh giá quy hoạch chung của thành phố, hội thảo phản biện lần này là hội thảo cuối cùng mà Đà Nẵng tổ chức với mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, phân tích từ các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các cơ quan Trung ương, các sở, ngành tại địa phương, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận… để chốt phương án phù hợp nhất cho quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Chủ trì buổi hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng mong muốn các chuyên gia tập trung phân tích, góp ý các vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều gồm: mức tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10, 1% theo đề xuất của Tổ tư vấn có phù hợp hay không khi thấp hơn so với Nghị quyết 43/NQ - TW đã xác định mức tăng GRDP trong giai đoạn này là 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2030 là 8.700USD/người/năm; tỷ lệ tăng dân số 2,2% do tư vấn đề xuất thấp hơn so với tỷ lệ thống kê 2,45% đã công bố; vấn đề lựa chọn cảng biển; cấu trúc đô thị đã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế hay chưa; lựa chọn tối ưu hình thái kiến trúc đô thị phù hợp với phát triển đô thị.
Chuyên gia Mỹ Maysho Prashad cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch cũng nhằm hướng đến phục vụ dân số vì vậy cần phải bảo đảm phục vụ được hết cho lợi ích của tất cả các thành phần dân số khác nhau, cả người già lẫn nông dân chứ không chỉ hướng đến tầng lớp dân số trẻ, sinh viên trí thức như theo trong Đồ án quy hoạch của Tổ tư vấn. Đồng thời, ông đề nghị nên chú trọng đến kinh tế hộ gia đình, nền tiểu thủ công nghiệp, đây là nét kinh tế riêng của Việt Nam, có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của cả nước.
Ngoài ra, ông Maysho Prashad cho rằng, dù quy hoạch phát triển thế nào thì cần chú trọng đến phát triển bên vững, phát triển không gian xanh. Ông đề xuất Đà Nẵng nên xây dựng một khu vực quận riêng biệt có sự cân bằng sinh thái hài hòa. Tại đó sẽ không có xe hơi, xe máy… chỉ có đi bộ với hệ thống cây xanh nhiều hơn các khu vực khác, môi trường được đảm bảo trong lành, yên tĩnh. Điều này sẽ là điểm nhấn, điểm khác biệt của thành phố Đà Nẵng, thành phố môi trường.
Còn ông Matsumura, chuyên gia đến từ Nhật thì nhận định, hiện nay Đà Nẵng có khoảng 94% người dân sử dụng xe máy, 2% đi ô tô, còn lại sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Để giảm mật độ sử dụng xe máy, tăng số lượng người sử dụng phương tiện công cộng lên 35% cần sớm có biện pháp quyết liệt hơn nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông trong tương lai không xa.
Ông Matsumura cũng đề nghị Đà Nẵng nên cân nhắc đến các vấn đề tài nguyên môi trường (cấp nước; quản lý chất thải rắn; thoát nước và chống ngập lụt…) trước khi triển khai quy hoạch chung. Những vấn đề này nếu không có quy hoạch hợp lý thì rất khó cải thiện, giải quyết nếu xảy ra vấn đề.
Các chuyên gia phản biện cũng nhận định, Đà Nẵng là thành phố trung tâm khu vực miền Trung, có kết cấu tự nhiên rừng, biển đa dạng phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng một Đà Nẵng phát triển nhưng vẫn mang bản sắc riêng. Việc điều chỉnh quy hoạch thành phố cần tính toán kỹ lượng để không làm mất tài nguyên và lợi thế vốn có của Đà Nẵng
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cũng nhấn mạnh: “Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung của TP. Đà Nẵng lần này có một tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định cho một giai đoạn phát triển mới, hướng tới một đô thị hiện đại, văn minh, đạt tầm cỡ khu vực theo tinh thần Nghị quyết 43/NQ-TW… Những đóng góp phản biện tại Hội nghị này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nghiên cứu của Đồ án, đồng thời có tác động to lớn đến thực tiễn phát triển đô thị Đà Nẵng trong hàng chục năm tới”.
Theo Báo Tài Nguyên Môi Trường
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020