Thị trường BĐS Quảng Nam hồi phục sau khi HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương 7 dự án BĐS tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.
Sau giai đoạn phát triển nóng với ào ạt dòng tiền từ giới đầu tư đổ vào các dự án tại Đà Nẵng, từ đầu quý II/2019, thị trường BĐS tại Đà Nẵng gần như chững lại. Nhiều chuyên gia trong ngành địa ốc cũng khẳng định, năm 2019 cũng là năm mở đầu cho giai đoạn thanh lọc thị trường.
Qua những diễn biến vừa qua cho thấy cuộc chơi sàng lọc để lựa chọn những chủ đầu tư uy tín, triển khai dự án chất lượng mới chiếm được thị phần trên thị trường… Sau giai đoạn phát triển trầm lắng, thị trường BĐS Quảng Nam – Đà Nẵng được dự đoán trở lại tươi sáng từ 3 tháng cuối năm 2019.
Với tình hình kinh tế Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng tốt nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,98%; lạm phát CPI bình quân tăng 2,5% - mức thấp nhất 3 năm qua. Từ nay đến cuối năm 2019, kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt hoặc vượt mục tiêu tăng trưởng 6,6 – 6,8% của Chính phủ đề ra, lạm phát dự báo được kiểm soát dưới 3,5%.
Thị trường BĐS Việt Nam quý III/2019 chứng kiến nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án ở miền Trung và miền Nam. Loại hình BĐS có mức độ quan tâm tăng nhiều nhất trong quý là đất nền và chung cư.
Riêng thị trường BĐS Đà Nẵng chứng kiến sự suy giảm về các dự án mới ra thị trường quý III/2019 ở hầu hết các loại hình. Mức độ quan tâm tăng đáng kể ở phân khúc cho thuê.
Giá nhà riêng, nhà mặt phố ở Đà Nẵng bằng khoảng 50% so với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo khảo sát thực tế nhu cầu mua BĐS khu vực phía Nam và Tây Bắc Đà Nẵng, nhu cầu mua ở thực tại đây còn tương đối nhưng vì giá tăng liên tục nên người mua thực vẫn ở trạng thái "chờ đợi".
Đặc biệt, những người muốn sở hữu đất đã có sổ luôn trong tình trạng "ngóng" thời điểm thích hợp để mua. Nhiều nhà đầu tư nhận định, sau thời gian chậm lại, thị trường bắt đầu ổn định. Các nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm thích hợp để quyết định đầu tư bởi quỹ đất hiện nay không còn nhiều, nếu nhanh tay sở hữu, nhà đầu tư sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Đà tăng du khách và dân số tạo điều kiện phát triển các loại hình BĐS phù hợp khai thác kinh doanh, tăng giá trị về lâu dài. Là một trong những thị trường thu hút đông đảo khách du lịch nhất cả nước, những năm qua BĐS Đà Nẵng sở hữu tiềm năng giữ giá, tăng giá tại nhiều vị trí tốt, có lợi thế kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống, giải trí phục vụ du khách.
Riêng phân khúc nhà phố hay đất nền quy hoạch bài bản, đồng bộ, ven sông hay các trục đường lớn đang thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thực tế hiện nay, nhiều dự án sinh thái và resort cao cấp cũng đã hình thành hai bên bờ sông Cổ Cò.
Với dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò có tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng đang được chính quyền tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng đẩy mạnh thực hiện, mục tiêu thông luồng toàn tuyến sông trước tháng 9/2020, chính quyền và người dân kỳ vọng thay đổi tạo ra không chỉ có ý nghĩa liên kết vùng phát triển kinh tế của hai địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển thị trường BĐS.
Khi thị trường Đà Nẵng có dấu hiệu hồi phục, BĐS Quảng Nam cũng đón nhận những tin vui liên tiếp. Tại kỳ họp vừa diễn ra đầu tháng 10/2019, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó một số dự án ra mắt: Dana Pearl, Sunshine Luxury, Apollo Center, One Word Regency... tại khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng, một số dự án triển khai trở lại xây dựng hạ tầng: Khu đô thị An Phú - Phú Thịnh, Khu đô thị Blue Riverside, Khu đô thị 2A... đã tạo nên niềm tin cho các khách hàng, nhà đầu tư.
Nhiều người kỳ vọng các dự án BĐS được chấp thuận chủ trương đầu tư này sẽ sớm hình thành một đô thị đẳng cấp, tạo hấp lực mới cho thị xã Điện Bàn, đồng thời hình thành một đô thị vệ tinh kết nối với Đà Nẵng, cũng như mang lại sự sôi động cho toàn thị trường Quảng Nam – Đà Nẵng vào lúc này.
Hiện khu vực này đã xuất hiện một số dự án như khu đô thị ven sông Cổ Cò, sở hữu lâu dài, cận sông, gần biển. Riêng với sản phẩm đất nền, do nằm ở khu vực phía Đông Nam thành phố - một trong hai mũi nhọn phát triển đô thị của Đà Nẵng, phân khúc này cũng đang thu hút sự chú ý trên thị trường.
Một số dự án triển khai trở lại xây dựng hạ tầng: Khu đô thị An Phú - Phú Thịnh, Khu đô thị Blue Riverside, Khu đô thị 2A...
Chia sẻ đánh giá về thị trường, ông Lê Khánh Giang - Tổng Giám đốc Cty CP Dịch vụ và xây dựng địa ốc Ismart Land (Đà Nẵng) nhận định thị trường hiện đang trong giai đoạn thanh lọc, hấp thụ các dự án có quy hoạch bài bản, vị trí tốt, giá phải chăng, đáp ứng nhu cầu của cả nhà đầu tư và người mua để ở.
Cũng theo dự báo, đến năm 2020, dân số TP Đà Nẵng vào khoảng 1,6 triệu người, đến năm 2030 đạt khoảng 2,5 triệu người. Trong đó, dân số đô thị chính thức khoảng 2,3 triệu người. Chuyên gia này cũng nhận định với tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi quỹ đất hạn chế, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và đúng thời điểm là bài toán các nhà đầu tư nên cân nhắc.
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020