CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Khi những website, banner, ứng dụng Facebook hay một quảng cáo 30 giây trong lĩnh vực bất động sản trở nên quá tràn lan và phổ biến, Digital Platform được kỳ vọng sẽ trở thành một xu hướng marketing mới giúp tăng nhận diện và thương hiệu cũng như gia tăng khả năng tiếp thị hiệu quả với khách hàng.

Digital Platform là gì?

Không có định nghĩa cụ thể về Digital Platform (nền tảng số), nhưng hiểu một cách nôm na là cách thức tương tác với người tiêu dùng ở nhiều cấp độ khác nhau một cách có ý nghĩa nhất. Đối với một thương hiệu, điều đó nghĩa là tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ kết hợp với giải pháp kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu. Đối với các thương hiệu khác, điều đó nghĩa là việc cho phép người tiêu dùng kết nối với nhau theo những cách có giá trị hơn và vượt qua mong đợi.

Rất nhiều cách thức thể hiện về Digital Platform, đó có thể là một chương trình trao tiền thưởng đến người tiêu dùng - những người đưa ra các ý tưởng và sáng kiến phục vụ cộng đồng như PepsiCo đã từng làm. Đó cũng có thể là hoạt động cause-marketing của thương hiệu Tide thuộc Procter & Gamble: Loads of Hope, nơi mà người tiêu dùng mua áo thun nhằm gây quỹ giúp đỡ cho các gia đình chịu ảnh hưởng bởi thiên tai bằng các dịch vụ giặt tẩy cơ bản.

Hoặc cũng có thể là việc chia sẻ cho phép người tìm kiếm hoặc duyệt các các ý tưởng được đưa ra bởi “Những người dùng xung quanh ta”, bao gồm cả cộng đồng mạng và người dùng địa phương như cách Ideax của Best Buy đã từng làm…, hay như việc Nike đã chi ngân sách marketing để hỗ trợ các vận động viên bằng các chương trình như Nike Plusand bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua cửa hàng trực tuyến, Best Buy xây dựng sự tin tưởng trong ngành âm nhạc/nhạc cụ bằng việc cung cấp những hướng dẫn của chuyên gia và các video cần thiết...

Tựu chung lại, đó là một chuỗi cách thức thông qua một hoặc nhiều công cụ digital marketing khác nhau để có thể tiếp cận gần gũi nhất hoặc tương tác nhiều nhất với khách hàng. Khi đó, nó tạo ra mối gắn kết trực tiếp giữa người dùng với thương hiệu mà không phụ thuộc trọng yếu vào bất kỳ network nào sẵn có như mạng xã hội, diễn đàn, hay các phương tiện báo chí truyền thống…

Nhờ đó, khách hàng có giao tiếp, phản hồi và đóng góp bổ sung, điều chỉnh hoặc xây dựng ra những sản phẩm trong tương lai mà họ có thể sử dụng. Chẳng hạn như JetBlue cho phép người dùng bỏ phiếu cho những mẫu thiết kế máy bay thực tế thông qua chương trình Jet Blue Tails và Southwest Airlines đã sử dụng Nuts About Southwest như là một trung tâm xã hội dành riêng cho người tiêu dùng.

Airbnb cũng là một ví dụ hay khi họ xây dựng được một digital platform, ở đó họ không sở hữu bất kỳ phòng ốc, nhân viên dọn phòng hoặc phải đầu tư một số tiền khổng lồ để xây dựng khách sạn và nâng cấp cơ sở hạ tầng nào, nhưng vẫn có thể cung cấp bất kỳ loại phòng nào cho khách hàng đã và sẽ có trong tương lai chỉ bằng việc xây dựng một hệ thống tương tác hợp lý.

Digital Platform trong bất động sản

Trở lại với câu chuyện của thị trường bất động sản, vậy Digital 
Platform có mối liên quan gì và tại sao lại được nhắc tới trong thời gian gần đây? Có nhiều lý do dẫn đến việc Digital Platform được các nhà phát triển địa ốc trên thế giới và ngay cả Việt Nam bắt đầu quan tâm đến nhiều hơn. Trong đó, có một lý do trọng yếu là việc ngành bất động sản thường ít có một chiến dịch marketing đúng nghĩa gây ấn tượng sâu sắc, càng khó để tìm thấy thông điệp truyền thông độc đáo in sâu trong tâm trí khách hàng.

Trong thời gian gần đây, những ông chủ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đều hiểu được marketing là một trong những yếu tố then chốt cho việc đảm bảo sự phát triển của công ty, đặc biệt là marketing online. Tuy nhiên, theo thời gian, khi những networks marketing online truyền thống như Facebook và Google đang dần thắt chặt chính sách cung ứng quảng cáo, hiệu quả tiếp thị đối với các dự án cũng đã bắt đầu giảm hiểu quả rõ rệt

Nếu như trước đây, chi phí marketing online để có một dữ liệu (data) khách hàng tiềm năng đã là rất cao, khoảng 200.000 - 500.000 đồng, thì giờ đây, chi phí quảng cáo thậm chí phải bỏ ra nhiều hơn. Lý do chủ yếu là do quá nhiều người chạy quảng cáo cùng một tệp đối tượng, để quảng cáo của mình được hiển thị đến với khách hàng bắt buộc phải trả giá cao hơn và cứ như vậy, giá quảng cáo luôn được đẩy lên ngày càng cao.

Mặt khác, do khách hàng mục tiêu thiếu chính xác, hoặc quá rộng đã khiến lãng phí đến 70% ngân sách marketing cho những người không phải là khách hàng, chưa kể đến lãng phí thời gian và chi phí cơ hội.

Đây là vấn đề nhức nhối của đa số những người kinh doanh bất động sản, hiệu quả bán hàng bị phụ thuộc toàn phần vào việc chạy quảng cáo nhiều hay ít. Nếu không chạy quảng cáo, nếu không chi mạnh tay cho quảng cáo thì sẽ không có khách hàng hoặc rất ít khách hàng. Với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính có thể sẽ không quá lo ngại, vậy với những doanh nghiệp với ngân sách ít, họ sẽ phải làm gì để cạnh tranh?

Ghi nhận thực tế cho thấy, bất động sản là một trong những lĩnh vực ngốn ngân sách marketing online khủng khiếp, ước lượng mỗi ngày các chủ đầu tư, các sàn và môi giới tại Việt Nam chi xấp xỉ 30 tỷ đồng cho Ads Facebook và Google Adwords, chưa kể đến các hình thức khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chạy Facebook hay Google nếu không đúng sẽ khó có thể tiếp cận được khách, hàng cũng như xác định được đâu là khách hàng tiềm năng.

Thế nên câu chuyện về Digital Platform đã bắt đầu nhìn nhận rõ hơn trong việc xây dựng các chiến lược marketing tiếp thị cả về mặt truyền thông cũng như kinh doanh bán hàng đối với các dự án bất động sản. Như đã nói ở trên, với marketers, đơn giản nhất để trở thành người chiến thắng thật sự sẽ là những thương hiệu xây dựng các platform để tương tác tốt với người tiêu dùng. Chỉ có như vậy, mới tìm xác định được nhu cầu thực sự của thị trường, từ đó xây dựng được các sản phẩm phù hợp cũng như kết nối với người bán hàng một cách hợp lý.

Với Digital Platform, điều quan trọng đầu tiên không phải là doanh số, bởi nó chỉ là thứ yếu, mà quan trọng là thành viên. Giống như một cầu nối, nó kết nối tất cả mọi người với nhau, từ chủ đầu tư, khách hàng, nhà môi giới thậm chí đến cả những nhà cung cấp các dịch vụ sản phẩm liên quan như thanh toán, dịch vụ nhà cửa, hay các giải pháp tiện ích hỗ trợ đặc thù…

Giống với cách thức blockchain đang hoạt động, nó xóa đi khoảng cách tương tác về thời gian, không gian giữa các công ty khác nhau, nhờ đó tiết giảm các chi phí và rủi ro không cần thiết, tạo cơ hội cho cả những nhà cung cấp nhỏ lẻ đến những doanh nghiệp hàng đầu. Và đương nhiên, giống với mạng xã hội, tại đó tất cả các bên phải chấp nhận cuộc chơi chia sẻ thông tin một cách minh bạch nhất mới có thể tạo ra giá trị gia tăng thực sự cho chính mình và khách hàng.

Ngoài ra, một điều được rất nhiều mô hình Digital Platform giải quyết được đó là việc có thể chia sẻ lợi nhuận cho chính những thành viên tham gia xay dựng Platform. Một điều nghe có vẻ hơi lạ nhưng thực tế lại đang nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người có chuyên môn sâu trên thế giới.

Theo Tin Nhanh Chứng Khoán