Bên cạnh những phân khúc quen thuộc như văn phòng và trung tâm mua sắm, các nhà đầu tư tại Châu Á Thái Bình Dương cũng đang dịch chuyển sang những phân khúc thay thế ít được chú ý hơn, nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cao và sự phát triển bền vững.
Các lĩnh vực bất động sản thay thế nổi bật có thể kể đến như trung tâm dữ liệu, ký túc xá sinh viên, kho lưu trữ tự quản, trung tâm sức khỏe, hay nhà ở cho người hưu trí.
Năm ngoái, quỹ đầu tư tư nhân TPG của Mỹ đã chi 140 triệu USD vào trường quốc tế Việt Úc, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Một quỹ đầu tư quốc gia GIG của Singapore cũng mua lại những khu ký túc xá tại Sydney từ Fraser Property và Sekisui House Australia với giá trị khoảng 309 triệu USD.
Ông Rohit Hemnani - Giám đốc Thị trường vốn Thay thế tại Châu Á Thái Bình Dương của JLL nhận định: “Thị trường bất động sản thay thế tại Châu Á Thái Bình Dương còn khá non trẻ so với Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận thu về cho phân khúc này đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt”.
Theo báo cáo của Cty nghiên cứu và tư vấn Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL Việt Nam), khu vực châu Á Thái Bình Dương hội tụ đầy đủ những yếu tố mấu chốt để phát triển thị trường lĩnh vực bất động sản thay thế như tốc độ tăng trưởng đô thị, sự phổ biến rộng rãi của Internet và tỷ lệ dân số già ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia quốc gia lại có những cơ hội phát triển khác nhau. Các nước có tỷ lệ dân số già ở mức cao như Nhật Bản và Trung Quốc sẽ thuận lợi để phát triển lĩnh vực nhà ở hưu trí. Dự báo của JLL Việt Nam cho biết, tầng lớp dân số từ 65 tuổi trở lên ở Châu Á sẽ tăng khoảng 40.000 người/ngày trong 10 năm kế tiếp.
Trong khi đó, cơ sở giáo dục và nhà ở cho sinh viên lại có lợi thế phát triển tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Bắc Á.
Nhìn chung, phân khúc bất động sản thay thế sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn bất động sản truyền thống. Trong phạm vi có thể linh động, các loại hình bất động sản thay thế điển hình như trung tâm dữ liệu, có thể đạt lợi nhuận từ 5% đến 8% ở Tokyo, Sydney và Singapore. Điều này thể hiện sự ổn định của bất động sản thay thế so với các loại tài sản truyền thống.
Bên cạnh đó, đất động sản thay thế cũng phát triển ổn định trong thời gian dài hạn. Những hợp đồng đầu tư vào các trung tâm dưỡng lão, trường học và trung tâm dữ liệu, thường kéo dài hơn 20 năm, mang lại nguồn thu nhập ổn định và tránh được các tác động của sự biến động thị trường.
Mặc dù vậy, thị trường bất động sản thay thế ở Châu Á Thái Bình Dương lại chưa thể phát triển hết tiềm năng vốn có, vì nhiều rào cản lớn cho việc đầu tư tại các quốc gia.
Ông Rohit Hemnani - Giám đốc Thị trường vốn Thay thế tại Châu Á Thái Bình Dương của JLL cho biết: “Thông thường, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và trung tâm dữ liệu sẽ được Chính phủ quản lý để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với luật pháp của từng địa phương”.
“Tại Châu Á Thái Bình Dương, các lĩnh vực thay thế có các mức độ trưởng thành khác nhau. Chính vì thế, việc am hiểu thị trường và khả năng điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt cũng là một thách thức đối với các nhà đầu tư”.
Theo Báo Xây dựng
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020