Từ một bãi biển hoang sơ, các nhà đầu tư đã biến Bãi Dài thành một khu phức hợp với hàng trăm biệt thự sang trọng, khu vui chơi giải trí. Cuối năm 2017, khoảng 2.000 phòng khách sạn 5 sao của các tập đoàn khác cũng được khánh thành, đưa tổng số phòng hạng 5 sao ở Phú Quốc lên 8.000.
Con số này lớn hơn bất kỳ một địa phương nào trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM, hay các điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng như Nha Trang và Đà Nẵng.
Đây được xem là thỏi nam châm hút khách du lịch, và cũng là nam châm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển của đảo ngọc. Đặc biệt, sức hút của Phú Quốc còn đến từ chủ trương phát triển huyện đảo thành đặc khu kinh tế, vốn được đưa ra từ năm 2012 và đến nay đang dần thành hình. Dự kiến, đề án phát triển đặc khu Phú Quốc sẽ được thông qua giữa năm 2018, cùng với Luật về đặc khu.
Thời gian vừa qua, bất động sản Phú Quốc đang lên cơn sốt khi lượng người đổ về đầu tư mua đất ngày một nhiều, giá cũng tăng liên tục. Tuy nhiên, trước tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Quốc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ bổ sung vào kế hoạch thanh tra. Tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc diễn ra phức tạp.
Việc chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đất nông nghiệp ở đảo ngọc Phú Quốc. Phó Thủ tướng lưu ý Thanh tra Chính phủ cần tập trung làm rõ trách nhiệm quản lý đất đai; việc san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp; việc giải quyết tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất nông nghiệp được tách. Ngoài việc chỉ đạo UBND tỉnh, các ngành kiểm tra, xử lý sai phạm đất đai ở Phú Quốc, Tỉnh ủy Kiên Giang còn yêu cầu công an vào cuộc điều tra vụ phá rừng, bao chiếm đất ở đảo ngọc, nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế. Điều đó khiến thị trường đất đại ở đây bỗng chốc sôi sùng sục vì những thay đổi. Khi thông tin Phú Quốc đang được xây dựng cơ chế đặc khu, giá đất đã tăng lên gấp nhiều lần.
Đa phần do người môi giới đẩy lên để họ hưởng một ít trong phần chênh lệch. Tuy nhiên, "hung tin" Thanh tra Chính phủ vào cuộc để vạch ra sai phạm đất đai ở đảo ngọc được đưa ra, thì từ chiều 10/4, các sàn giao dịch bất động sản ở Phú Quốc không còn sôi động như trước nữa. Hai phòng công chứng ở thị trấn Dương Đông tấp nập người vào sáng 10/4, nhưng đến chiều thì khách chỉ còn một nửa.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, hiện việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) trái pháp luật trên địa bàn huyện Phú Quốc diễn ra ngày càng phức tạp. Trong đó, phổ biến nhất là việc không ít trường hợp mua bán, chuyển nhượng QSDĐ đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận, đất không rõ nguồn gốc, kể cả đất rừng phòng hộ… với giá cao bất thường để trục lợi.
Hiện khắp nơi ở Phú Quốc, việc buôn bán đất với các nghi vấn đất có giấy tờ hợp lệ, hoặc nằm trong khu vực sẽ bị thanh tra luôn được bàn luận. Cụ thể, những trường hợp mua bán đất không có giấy tờ là trái pháp luật. Nhà đầu tư có thể mất tiền khi mua những khu đất chưa có sổ đỏ và việc bán "đất chỉ" (cò đất chỉ chỗ này, chỗ kia) chỉ làm giấy tay giữa hai bên, vì cơ quan chức năng không thể xác nhận các giao dịch bất hợp pháp.
Theo Tỉnh ủy Kiên Giang, các trường hợp thao túng mua bán, chuyển nhượng đất bất hợp pháp phải được xử lý nghiêm. Ngành công an sớm điều tra, xác minh các vụ phá rừng để xử lý theo pháp luật. Đối với UBND huyện Phú Quốc và Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, Tỉnh ủy yêu cầu phổ biến, công khai thông tin về quy hoạch trên địa bàn huyện. Nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng liên quan đến đất rừng, đất Nhà nước và tổ chức quản lý, sử dụng.
Song song đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai để người dân giao dịch đất đai theo đúng quy định; nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng liên quan đến đất rừng, đất nhà nước và đất tổ chức đang quản lý, sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc, UBND huyện Phú Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm công chức, viên chức có hành vi vi phạm khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Liên quan đến sai phạm đất đai và công tác điều hành tại đảo ngọc, Chủ tịch UBND Phú Quốc Đinh Khoa Toàn vừa bị Ban Chấp hành Huyện ủy kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng. Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm./.
Theo Nhà Báo & Công Luận
Có thể bạn quan tâm
- Bất động sản năm 2021: Cấu trúc & Xu hướng - 25/01/2021
- Nhiều nút thắt được nới lỏng sẽ làm “nóng” thị trường bất động sản năm 2021 - 25/01/2021
- Chọn kênh đầu tư năm 2021: Không bỏ trứng vào một giỏ - 20/01/2021
- Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng của thị trường năm 2021 - 20/01/2021
- Năm 2021, khó xảy ra bong bóng bất động sản - 14/01/2021
- Dự báo lạc quan hơn về thị trường bất động sản trong năm 2021 - 14/01/2021
- Chuyên gia "bóc" lý do dòng tiền chảy mạnh vào địa ốc, dự báo năm 2021 - 07/01/2021
- Năm 2021 có tiền, kênh đầu tư nào hiệu quả? - 06/01/2021
- Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam - 06/01/2021
- Giá bất động sản tăng bất thường năm 2020 - 30/12/2020
- 3 nghịch lý trên thị trường bất động sản 2020 - 28/12/2020
- Xuất hiện nhiều lực đẩy mới, địa ốc 2021 bước vào chu kỳ tăng cao - 23/12/2020