CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
APEC cận kề mở toang cánh cửa thúc đẩy thị trường bất động sản Đà Nẵng. Cùng với đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã hình thành nên loại đô thị vệ tinh mới.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 5 - 11/11 tới đây. Cơ hội mà đại sự kiện này mang lại sẽ thay đổi diện mạo cho cả các vùng miền, ngành nghề.
 
Là thành phố lớn, năng động và phát triển, Đà Nẵng luôn kéo hàng ngàn người quy tụ về đây sinh sống, an cư mỗi năm. Như hệ lụy tất yếu, các vùng trung tâm như quận Hải Châu, Thanh Khê trở nên ồn ào, xô bồ, chật chội. Đặc biệt, tất cả mọi giá dịch vụ trở nên đắt đỏ, gánh nặng đối với người lao động ngoại tỉnh.
 
Ông Trần Triết Tâm, Trưởng phòng Dân số - Văn xã (cục Thống kê TP.Đà Nẵng) cho biết, dân số Đà Nẵng năm 2016 là hơn 1 triệu người. Trung bình cứ mỗi năm, địa phương tăng khoảng hơn 20.000 người. Trong đó, quá nửa là người nơi khác đến định cư (tăng theo cơ học).
 
Cũng theo chuyên gia này, dân số tăng, ngày càng nhiều người tập trung về Đà Nẵng nên câu chuyện từ vĩ mô là hạ tầng giao thông, an sinh xã hội cho đến nhà ở, việc làm trở thành thách thức không hề nhỏ. "Hiện, cơ sở hạ tầng, giao thông nội đô Đà Nẵng chưa đáp ứng được vấn đề này. Kẹt xe, chật chội... liên tục xảy ra thời gian qua", ông Tâm nói.
 
Bất động sản - Chuyên gia dự báo về bất động sản Đà Nẵng
Người dân Đà Nẵng đang có xu hướng tìm về vùng Nam Đà Nẵng.
 
Thực tế, nguồn cung bất động sản tại nội đô Đà Nẵng hầu như cạn kiệt, hoặc nữa là giá cả trên trời vượt quá túi tiền, thách đố khả năng chi trả của khách hàng. Thêm nữa, sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sắp diễn ra, hàng loạt các dự án bất động sản phân khúc bình dân đã được tung ra đáp ứng nhu cầu của thị trường.
 
Chưa hết, do hạ tầng chưa đáp ứng so với dân số nên ở nội đô Đà Nẵng vẫn còn rất nhiều hộ gia đình sống trong độ 10m3 nhưng có đến vài ba thế hệ. Nhiều người phải sống tạm bợ, thuê trọ chật chội, ẩm thấp. Nếu người lao động không có nhu cầu định cư tại Đà Nẵng thì một nhà trọ tạm thời có thể chấp nhận. Nhưng với ai mong an cư, lạc nghiệp thì phải tính đến phương án xa hơn như mua đất ở các vùng ven cho rẻ. Nội đô đắt đỏ, chật chội thì buộc phải “tràn” ra vùng ven là điều tất yếu.
 
Một chuyên gia bất động chia sẻ, hiện Đà Nẵng đang dần theo mô hình của 2 đô thị lớn là TP.HCM và Thủ đô Hà Nội. Khi dân số tăng, vùng trung tâm chật chội, đắt đỏ, người trẻ địa phương và cả người từ nơi khác đến làm việc, tìm cơ hội định cư tại Đà Nẵng sẽ tràn ra các vùng ven. "Vùng ven sẽ thành các đô thị vệ tinh. Nó giống như Bình Dương với TP.HCM", chuyên gia này nói.
 
Ở Đà Nẵng, các chuyên gia đều dự báo hướng duy nhất, tiềm năng để phát triển là về vùng phía Nam (theo hướng về phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, đây là vùng đất mới thuộc quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và TX.Điện Bàn (Quảng Nam)). Thời gian qua, hàng loạt dự án đất nền ở phân khúc bình dân tại đây nhận được sự quan tâm của người dân cũng là minh chứng rõ rệt.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do thị trường bất động sản nam Đà Nẵng lại trở nên sôi động là vì khu vực này có tuyến đường ven biển Đà Nẵng - Hội An thu hút nhiều nhà đầu tư, dự án lớn đã, đang hình thành ngày một đông đúc, như Cung hội nghị Ariyana, Sheraton, Tổ hợp thế giới Cocobay... Từ đây, làng đại học Đà Nẵng, chợ búa, khu công nghệ đều quy tụ về để đảm bảo nhu cầu an cư, học tập, sinh sống và việc làm.
 Bất động sản - Chuyên gia dự báo về bất động sản Đà Nẵng (Hình 2).
Hạ tầng vùng phía Nam đang ngày một được đầu tư, đổi mới
TS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhìn nhận, trong quá trình hội nhập kết nối thì đô thị Điện Bàn (Nam Đà Nẵng) là nơi duy nhất để đón nhận sự phát triển của vùng Đà Nẵng - Hội An trong tương lai.
 
Theo TS. Chính, trong Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của Thủ tướng Chính phủ, cụm đô thị Đà Nẵng - Chân Mây - Hội An - Điện Nam Điện Ngọc được xác định là cụm đô thị động lực chính của vùng. Trong đó, Đà Nẵng phải là hạt nhân, gắn kết tất cả tạo thành chuỗi đô thị dịch vụ, công nghiệp động lực theo QL1A và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Vùng nam Đà Nẵng sẽ phát triển hỗ trợ và chia sẻ với Đà Nẵng các chức năng về công nghiệp tập trung, đào tạo nghề, nhà ở và các dịch vụ hỗ trợ khác. 
 
Còn Chủ tịch UBND TX.Điện Bàn Trần Úc chia sẻ, để tạo điều kiện phát triển, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhằm xây dựng thị xã nói riêng và khu vực liên kết phía Bắc Quảng Nam - Nam Đà Nẵng nói chung trở thành trung tâm phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch và công nghiệp thì trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung trí tuệ, nguồn lực để xây dựng phát triển Điện Bàn tương xứng với vị thế, tiềm năng vốn có của vùng đất này… "Chúng tôi cam kết tạo những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để các nhà đầu tư yên tâm triển khai các dự án trên địa bàn", ông Úc nói.
 
Minh chứng cho điều này, dự án nạo vét sông Cổ Cò kéo dài 14km từ Đà Nẵng - Hội An với hơn 850 tỷ đồng đã được Trung ương thông qua. Hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng, dự án bất động sản đất nền cũng triển khai rầm rộ tại Nam Đà Nẵng. 
 
Tuy nhiên, song hành cùng sự phát triển luôn có những mặt trái chưa được. Các chuyên gia bất động sản cho rằng, tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" đâu đâu cũng có nên khách hàng, người dân hãy chọn cho mình những chủ đầu tư, nhà phân phối tâm huyết, có uy tín để đảm bảo quyền lợi.
( Theo nguoiduatin.vn )