CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Đã trở thành một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư vài năm nay, nhưng có thể nói, chưa khi nào thị trường bất động sản miền Trung lại sôi động như thời điểm này, khi mà APEC 2017 đang cận kề.

APEC 2017 - Cơ hội nâng tầm bất động sản nghỉ dưỡng miền Trung

Đã trở thành một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn nhà đầu tư vài năm nay, nhưng có thể nói, chưa khi nào thị trường bất động sản miền Trung lại sôi động như thời điểm này, khi mà APEC 2017 đang cận kề.

Ở tất cả các phân khúc bất động sản, mỗi hoạt động khởi công, mở bán, khánh thành… trong thời điểm này đều gắn với “thương hiệu” APEC. Điều này cũng dễ hiểu, bởi theo nhiều nhà đầu tư, APEC đã làm cho thị trường bất động sản miền Trung liên tục giữ nhiệt và nâng tầm giá trị trong thời gian qua, nhất là đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Từ năm 2016, thông tin APEC được tổ chức tại một số địa phương khu vực miền Trung, trong đó có Hội An, Nha Trang mà trọng tâm là Đà Nẵng đã dồn sự chú ý của các nhà đầu tư tầm cỡ về đây.

Nhiều nhà đầu tư mới tìm đến, không ít nhà đầu tư cũ vốn để dự án nằm “án binh bất động” thì nay nay vào cuộc đua mới để “đón sóng” APEC 2017.

Những hoạt động sôi động đó được Savills Việt Nam ghi nhận: từ nửa đầu năm 2016, Đà Nẵng trở thành thị trường tiên phong trong phát triển và giao dịch bất động sản cao cấp ven biển và xếp thứ hai cả nước (sau Nha Trang).

Khảo sát của Savills chỉ ra rằng, có hơn 80% người mua bất động sản Đà Nẵng đến từ Hà Nội, bị thu hút bởi danh mục đa dạng về các sản phẩm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, những triển vọng du lịch và các chính sách bán hàng hấp dẫn, cũng như hình ảnh một thành phố xanh, trẻ trung và đáng sống nhất Việt Nam.

Các dự án đã thành công phải kể đến Bà Nà Hills, Ocean Villas, Hayalt Regency, Furama, Intercontinental Da Nang… Nhiều dự án tương lai có quy mô lớn, bao gồm Soleil Đà Nẵng, CocoBay Đà Nẵng, Đa Phước, Hàn Riverside, Ariyana, Central Coats, Vinpearl Han River, và Ocean Suites & Estates.

Đáng chú ý, khu nghỉ dưỡng sòng bài Nam Hội An với mức đầu tư 4 tỷ USD dự kiến đi vào hoạt động năm 2019, sẽ là sự thúc đẩy lớn cho chuỗi khách sạn du lịch cao cấp ven biển từ Đà Nẵng đến Hội An.

Cùng thời điểm này, thị trường bất động sản Đà Nẵng náo nhiệt chào đón “làn sóng” phân khúc căn hộ khách sạn (condotel). Hàng loạt dự án thi nhau bung hàng, giá cả đủ dạng đều được khách hàng đón nhận.

Bên cạnh đó, giao dịch đất nền của thành phố cũng rất sôi động, giá cả tăng rất nhanh. Điển hình như Dự án khu đô thị An Thịnh của Công ty Phú Gia Thịnh đầu tư ngay trung tâm Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, dù mới động thổ mà khách hàng đã giành “đặt chỗ” cả 468 lô đất nền, giá 250 triệu - 500 triệu đồng/nền 100m2.

Đáng lưu ý, bất động sản Đà Nẵng từ phân khúc đất nền, đến biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp hay bình dân đều được khách hàng tự do mua đi, bán lại nhiều lần nên “làm giá” lên cao. Giá bất động sản trên địa bàn Thành phố đã tăng phổ biến lên 20 - 40% so với đầu năm 2016, thậm chí phân khúc ven biển tăng gần 100%.

Ông Trần Ngọc Thành - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đất Xanh miền Trung nhận xét: “Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang bước vào giai đoạn cao điểm của giao dịch và giá cả. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, trên những giao dịch tại Đất Xanh miền Trung đến từ khách Hà Nội. Lượng khách Hà Nội tiếp tục đổ tiền vào bất động sản Đà Nẵng đã làm cho giá liên tục tăng”.

Ông Thành phân tích, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 11 giúp bất động sản Đà Nẵng đón sóng lớn, bởi 3 lý do: lượng khách tham gia APEC kích cầu thị trường khách sạn cùng các loại hình dịch vụ khác tại Đà Nẵng; hàng nghìn phóng viên các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới đến đưa tin là cơ hội để quảng bá Đà Nẵng đến bạn bè quốc tế. Sau hội nghị, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng không chỉ dừng lại ở gần 6 triệu khách của năm 2016 mà sẽ tăng trưởng mạnh. Điều này có ý nghĩa lớn đối với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang triển khai tại đây.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho APEC, Đà Nẵng đón nguồn ngân sách trị giá hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đó là dự án nâng cấp Trung tâm Hội nghị Triển lãm thành Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Trung tâm báo chí phục vụ APEC 2017; xây nhà ga quốc tế, cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, phòng VIP đón nguyên thủ quốc gia…

Hội An rục rịch những dự án lớn:

Không chỉ ở khu vực Đà Nẵng, những địa phương lân cận xung quanh cũng có nhiều dự án lớn và hấp dẫn đổ về, đặc biệt là ở khu vực Hội An, nơi có lượng khách quốc tế ưa thích.

Ví dụ mới nhất là dự án Thành phố Hội An Mới (New Hoi An City) với tổng quy mô vốn 1,5 tỷ USD, được xây dựng trên 400 ha. Thực tế, đây là dự án đã được khởi công từ 2007, nhưng do tác động bởi làn sóng suy thoái trên thị trường bất động sản nên án binh bất động đã lâu. Nay HB Group - nhà phát triển bất động sản đã từng hợp tác đầu tư dự án nổi tiếng Đảo Kim Cương - tái khởi động giai đoạn 1 nhằm đón cơ hội từ APEC.

Dự án giai đoạn 1 với 364 phòng khách sạn, 214 căn hộ và 20.000 m2 sàn bán lẻ. Đơn vị quản lý sẽ là Tập đoàn ONYX Hospitality Group (Thái Lan) và Bespoke Hospitality Management Asia.

Hội An cũng đã từng có những dự án nghỉ dưỡng làm nên tên tuổi như The Nam Hải, sân golf Indochina, khách sạn Palm Garden, Victoria Hội An, Sunrise, Hoi An Beach Resort... Những khu nghỉ dưỡng này đều sở hữu những vị trí thuận lợi tới trung tâm Đà Nẵng, và Hội An.

Chủ đầu tư New Hoi An City kỳ vọng tạo được “làn gió mới” cho thị trường nghỉ dưỡng nơi đây khi dự án có vị trí chạy dọc và trải dài ven biển, ngay tại bãi biển An Bàng, trung tâm Hội An 3km và tạo ra một mô hình “thành phố mới” mới theo đúng nghĩa đen.

Theo số liệu từ tỉnh Quảng Nam, cho đến nay tỉnh này đã đầu tư khoảng 4.000 tỷ cho việc xây dựng cơ bản, cấp mới 49 dự án đầu tư với tổng vốn 5.690 tỷ quy mô 253ha. Vốn FDI hiện trên địa bàn còn 112 dự án còn hiệu lực với tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD.

Đáng chú ý là dự án khu nghỉ dưỡng casino Nam Hội An 4 tỷ USD sau khi chuyển chủ mới là một tỷ phú Hồng Kông, hiện cũng đang khởi động giai đoạn 1, dự kiến vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, hiện tỉnh nay đang tổ chức giải phóng mặt bằng.

Quay trở lại với làn sóng đầu tư vào địa phương dưới ảnh hưởng của APEC 2017, có thể nói Hội An hiện nay đang vượt trội ở nhiều khía cạnh nếu so với các địa phương lân cận xung quanh Đà Nẵng về việc tranh thủ sức hấp dẫn của sự kiện này.

Tuy nhiên, hiện cũng không phải là quá muộn để các chủ đầu tư địa phương khác bắt tay vào triển khai các dự án, bởi dư âm của APEC nếu được cộng hưởng bởi sức hấp dẫn từ các dự án nói riêng và chính sách đầu tư tại các địa phương nói chung thì sẽ còn kéo dài.