CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản, cách đây 10 năm thì những người lạc quan nhất cũng không tưởng tượng được thị trường bất động sản sẽ thành công như hiện nay, trước là dư cung thì nay là dư cầu.

Khách hàng chen chân xem nhà mẫu tại một dự án được xây dựng ở Hà Nội.

• Giai đoạn 2009 - 2010: Thị trường phát triển nóng, chủ yếu do nới lỏng tín dụng.

• Giai đoạn 2011- 2013: Thị trường trầm lắng, đóng băng, do ngân hàng siết chặt nguồn vốn và tiêu chuẩn tín dụng cho vay bất động sản. Thời kỳ này bất động sản được hiểu là lĩnh vực phi sản xuất.
• Giai đoạn 2014-2019: Thị trường phục hồi và phát triển, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng phù hợp để kiểm soát và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản.
Nhiều thị trường hưởng lợi từ sự phát triển của bất động sản 
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 10 năm qua, thị trường bất bất động sản đã có bước phát triển nhanh cả về chất và lượng.
Cụ thể, quy mô thị trường bất động sản ngày càng mở rộng cả về vốn, số lượng, quy mô, loại hình sản phẩm; số lượng doanh nghiệp. Hiện cả nước đã và đang triển khai khoảng 5.000 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 4,5 triệu tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009).
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2019, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 521.822 tỷ đồng (chiếm 15,9% trong tổng dư nợ tín dụng); bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3% (trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế).
5 năm gần đây, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 17,63 tỷ USD, luôn đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FD1 đăng ký đầu tư vào Việt Nam (chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo cơ khí).
Tính đến năm 2019, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản (tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010). Ngoài ra, còn có hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản đã được thành lập
Về sản phẩm bất động sản, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sản phẩm và cơ cấu sản phầm đã có nhiều thay đổi và ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài nhà ở thương mại còn có nhà ờ xã hội, bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch (biệt thự, căn hộ du lịch), văn phòng, trung tâm thương mại cho thuê. 
Theo thống kê, tính đến hết năm 2019, trong tổng số 5.000 dự án nhà ở thì có hơn 1.000 dự án nhà ờ xã hội; có 326 khu công nghiệp, có khoảng 30.000 cơ sở lưu trú du lịch; có 6 triệu m2 văn phòng cho thuê (tăng gần gấp 3 năm 2009).
Việc thị trường bất động sản phát triển đã kéo theo hàng loạt các thị trường về vốn, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động tăng trưởng. Số liệu thống kê năm 2018, lĩnh vực bất động sản đã đóng góp 0,4 điểm % trong tăng trưởng kinh tế; tổng thu liên quan đến bất động sản khoảng 11% trong tổng thu ngân sách, tương đương gần 3% GDP. 
“Trong giai đoạn 10 năm qua, sự phát triển của thị trường bất động sản đã góp phần thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị, du lịch, tăng trưởng xanh..”, báo cáo của Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Hàng loạt dự án bất động sản đang được xây dựng, tạo nên điểm nhấn cho nhiều đô thị lớn
Thị trường ngày càng an toàn để đầu tư
Liên quan đến sự phát triển của thị trường bất động sản thời gian qua, trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đồng tình cho rằng, thời gian qua thị trường bất động sản đã có những bước tăng trưởng, phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, phạm vi, số lượng và chất lượng. Tuy còn một số nút thắt và có thời gian phát triển nóng, thậm chí rơi vào trầm lắng nhưng sau đó đã được khôi phục, đi vào hoạt động ổn định và ngày càng an toàn hơn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn và là kênh sinh lời mang lại tỷ suất lợi nhuận cao và nhanh.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, 10 năm trước, Việt Nam thừa nhà ở, nhiều người cho rằng bất động sản là dịch vụ chứ không phải kinh doanh nên thả trôi cho tự sinh tự diệt. Nhưng hiện nay, xu thế đó đã đảo ngược, thị trường luôn trong tình trạng không đủ để bán.
Theo ông Hà, 10 năm qua thị trường đã "vượt khó", những người lạc quan nhất cũng không tưởng tượng được sẽ thành công như hiện nay. Tuy nhiên, phải chờ đến khi Chính phủ có nghị quyết 02, tháo gỡ khó khăn cho bất động sản mới có thay đổi rõ nét. 
“Trong 10 năm qua, mỗi năm Việt Nam phát triển 60 triệu m2 nhà, tăng 6,5 m2 trên đầu người trong một năm. Thị trường nghỉ dưỡng cũng “thay da đổi thịt” với hàng trăm dự án trải dài khắp các trung tâm du lịch. Tính mỗi sản phẩm có giá khoảng 2 tỷ đồng, thị trường này đã trị giá khoảng 250.000 tỷ. Những vùng kém phát triển trước đây cũng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện tổng thu liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 10% GDP đủ cho thấy sức ảnh hưởng lớn lao của lĩnh vực này đến nền kinh tế”, ông Hà nói.
Thị trường bất động sản đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, khi góp phần huy động một lượng lớn vốn đầu tư, thúc đẩy nhiều ngành dịch vụ - sản xuất liên quan phát triển, tăng thu ngân sách, tạo ra nhiều việc làm, ổn định kinh tế - xã hội…
10 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, số lượng, cơ cấu sản phẩm, nguồn vốn đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường, và đặc biệt là khả năng sinh lời cho đồng vốn...
Nhìn lại sự phát triển của thị trường và tìm hiểu những vấn đề lớn mà thị trường đang đối mặt trong thời điểm bản lề trước một thập kỷ mới, Cuộc sống an toàn (cuocsongantoan.vn) và Nhịp sống doanh nghiệp (BizLIVE) thực hiện chuyên đề đặc biệt "PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG".
Chuyên đề gồm 3 phần:
1. NỀN TẢNG 10 NĂM: Cái nhìn tổng quan nhất về quá trình phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Những gương mặt doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu, để lại dấu ấn lớn trong giai đoạn này.
2. THỬ THÁCH & BẢN LĨNH: Với nền tảng đã tạo dựng, thị trường đang đương đầu những biến cố lớn trong năm 2020 - năm bản lề của một thập kỷ phát triển mới - như thế nào? Thông tin, quan điểm và ý kiến từ giới quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp chủ đầu tư, nhà đầu tư...
3. XU THẾ PHÍA TRƯỚC: Thị trường bất động sản trong quá khứ đã không ít lần trải qua biến cố, và mỗi lần vượt qua là một lần tái cấu trúc mạnh mẽ để có thể tiếp tục phát triển bền vững. Những xu thế nào sẽ trở thành chủ chốt trong những năm tới?
Chúng tôi kỳ vọng, chuyên đề sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực bất động sản, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn Nhịp sống doanh nghiệp