CÔNG TY CP XÂY DỰNG & ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN AN QUỐC

"KHẲNG ĐỊNH NIỀM TIN - XÂY DỰNG GIÁ TRỊ THỰC"

banner left banner right
Trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, các nhà đầu tư đang rất e ngại bất động sản công nghiệp bởi lẽ đây là phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp trong ngành bất động sản thương mại.

Mùa hè vừa qua, Hoa Kỳ đã áp thuế 50 tỷ USD cho hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và cộng thêm 16 tỷ USD trong đợt áp thuế thứ hai có hiệu lực vào cuối tháng 8/2018. Phía Trung Quốc ngay lập tức có động thái đáp trả.

Thuế quan, cụ thể là hàng rào thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, là một “chi phí tăng thêm nhằm kiềm chế tiêu dùng, từ đó làm giảm nhu cầu về kho bãi để lưu trữ hàng hóa”, Ryan Severino, Trưởng phòng Kinh tế của JLL cho biết.

Dù vậy, động thái này khó có thể kìm lại sự tăng trưởng của bất động sản công nghiệp khi mà ngành thương mại điện tử hiện đang bùng nổ và các công ty công nghệ liên tục săn tìm nhà xưởng.

Trong quý đầu tiên của năm 2018, tỷ lệ trống của khu công nghiệp tại Trung Quốc giữ mức thấp kỷ lục 4,8%. Ngược lại, hàng rào thuế gần như kéo GDP thực ở Mỹ giảm khoảng 10 điểm phần trăm trong vòng 12 đến 18 tháng tới, kéo theo sự sụt giảm 20 điểm phần trăm về tăng trưởng giá thuê công nghiệp, Severino nhận định.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi với Trung Quốc và chi phí lao động phải chăng.

Theo báo cáo “Việt Nam - Trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á” của JLL, các nhà sản xuất đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, theo chiến lược ‘Trung Quốc +1’. Trong tương lai, nếu Nhà Trắng thực hiện áp thuế bổ sung 200 tỷ USD, GDP sẽ giảm thêm 50 đến 70 điểm phần trăm trong 12-18 tháng tới. Đợt triển khai áp thuế mới nhất tiếp tục khuấy động ngành bất động sản thương mại. Các mức thuế đối với thép, nhôm và gỗ - được áp dụng trong ba tháng đầu năm 2018 - đã làm tăng chi phí thi công và sẽ làm chậm quá trình phát triển dự án. Như vậy, chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam.

Theo Báo Công Thương